Get In Touch
386/21B Le Van Sy, Ward 14, District 3
Ho Chi Minh City,
quan.tram@techhunt.vn
Work Inquiries
quan.tram@techhunt.vn

Human Library — Thư viện với những câu chuyện về đời người

Human Library — Thư viện với những câu chuyện về đời người

Hôm nay chúng ta sẽ cùng xem một dự án phi lợi nhuận rất thú vị và truyền cảm hứng từ một thư viện đặc biệt có tên gọi là Human Library, nơi mà người đọc sẽ không đến mượn sách như một thư viện thông thường, mà là mượn… người để trò chuyện. Cùng khám phá nào!

The Human Library, thư viện “người”, đã được ra mắt công chúng từ hơn 20 năm trước ở Đan Mạch, là nơi ai cũng có thể đến để tình nguyện bỏ thời gian của mình ra, để ngồi, và trở thành những quyển sách trên kệ. Bất cứ ai muốn đọc sách đều có thể tìm đến và trò chuyện, tương tác với những “cuốn sách người” đó trong 30 phút.

 

Mục đích duy nhất của Human Library, chính là giúp mọi người phá bỏ định kiến và phán xét. Họ tin rằng thông qua sức mạnh kì diệu của “việc trò chuyện”, cách nhìn cuộc sống và thái độ của chúng ta với những người khác sẽ mở rộng và thay đổi theo hướng tích cực hơn rất nhiều, giống như vừa đọc xong một quyển sách vậy.

Để theo đuổi mục tiêu đó, môi trường ở Human Library rất đặc biệt, thư viện rất yên tĩnh và rộng, đủ không gian riêng tư để mọi người có thể trò chuyện với nhau mà không sợ phán xét. Và ở đây mọi người được khuyến khích yêu cầu “cuốn sách” kể cho mình nghe về cuộc đời của họ, về những quá khứ họ đã từng sống, khó khăn họ đã gặp phải, tâm tư họ đã trải qua, và đặt những câu hỏi khó, thậm chí nhạy cảm về câu chuyện đó hoặc những suy nghĩ đằng sau để chia sẻ và đồng cảm.

 

Quá trình lắng nghe câu chuyện đó cũng như việc đọc sách vậy, có những cuốn sách dễ đọc như sách trẻ em, truyện hài, nhưng cũng có những cuốn sách khó “nuốt” và hàn lâm như sách về vũ trụ, tâm lý, lý tưởng của cuộc sống. Cũng tương tự như con người, có người thu hút, ưa nhìn và dễ thương, cũng có những người vẻ ngoài gai góc khó ưa, đáng sợ, hoặc khác biệt như khiếm thị, khiếm thính, hoặc người có quá khứ phạm tội, bị HIV, hay chỉ đơn giản là khác biệt so với mình như người Châu Phi, Châu Á, Hồi Giáo…

 

Tất cả đều không sao cả, dù xấu hay tốt thì đó cũng là những câu chuyện và cách nhìn thế giới của những người khác, và ta sẽ chẳng thể nào biết được câu chuyện đó hay hay dở nếu chỉ nhìn vào “bìa” của một người. Và thậm chí nếu cuốn sách đó dở đi nữa, thì qua 30 phút trò chuyện, chúng ta cũng đã hiểu hơn về họ, đã “chia sẻ” và “đồng cảm” từ góc nhìn của họ, thay vì phán xét. Và cứ thế, những định kiến hay sợ hãi những con người “khác lạ” với mình cũng sẽ dần tan biến đi.

Một khi bạn có cơ hội để nghe câu chuyện từ góc nhìn của người khác, hiểu được rằng trên thế giới có 8 tỷ người với 8 tỷ suy nghĩ khác nhau, chúng ta sẽ hiểu được rằng thế giới này đẹp vì tất cả đều khác nhau, chứ không phải giống nhau!

 

Với những người tình nguyện làm “sách” và dũng cảm mở toang cuộc đời mình ra cho người khác xem, thì họ cũng đã có thêm được hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Vì dù quá khứ hay cuộc đời họ thế nào, có được một người chịu lắng nghe mình nói và đồng cảm với mình, thì cuộc đời đã đáng sống hơn nhiều rồi.

Techhunt’s comment

Human Library không phải là một case study ứng dụng công nghệ gì hào nhoáng, nhưng là một phát kiến vô cùng sáng tạo mà chúng ta có thể học: “thư viện người” thay vì “thư viện sách” — nó còn hiệu quả hơn những giải pháp công nghệ trong việc tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn, tạo ra môi trường học hỏi sâu sắc hơn cho cả “sách” và “người đọc”. Concept Human Library này, vì sự đơn giản và sáng tạo của nó, đã mở rộng đến 70 quốc gia trên thế giới, giúp tinh thần chia sẻ, đồng cảm và xóa bỏ định kiến được lan tỏa mạnh mẽ hơn trong 70 xã hội khác. Thật tuyệt vời!

Nguồn: The Human Library

Đó là một tuần dành cho các case study từ những thương hiệu có tư duy rất mới lạ, áp dụng công nghệ đơn giản mà hiệu quả để làm trải nghiệm thú vị hơn. Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc^^.
From the team at TechHunt | The Hunter Group

    Author avatar
    Techhunt team

    Post a comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *