Get In Touch
386/21B Le Van Sy, Ward 14, District 3
Ho Chi Minh City,
quan.tram@techhunt.vn
Work Inquiries
quan.tram@techhunt.vn

Backup Ukraine | “Sao lưu” lại bản sắc văn hóa nghệ thuật

Backup Ukraine | “Sao lưu” lại bản sắc văn hóa nghệ thuật

Trong năm 2022 vừa qua, Ukraine là điểm nóng nhất trên bản đồ thế giới vì phải gồng mình hứng chịu những đợt tấn công tàn phá kinh khủng của Nga. Cuộc chiến tranh vô nghĩa này không những tổn thương con người, mà còn phá hủy những thành phố, những di tích, những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng đáng quý ở đất nước này. 
 
Đối mặt với thực tế là mọi thứ đang bị phá hủy hàng loạt và không thể làm gì khác, những doanh nghiệp, tổ chức xã hội đã lập ra những dự án để giúp an ủi người dân Ukraine phần nào, như dự án Soundscaping Ukraine chúng ta đã từng xem, nói về việc lưu trữ lại những âm thanh cuộc sống, đường phố ở Ukraine trong quá khứ để thỏa hoài niệm cho người dân, đồng thời truyền cảm hứng, hy vọng để họ gầy dựng lại thành phố trong tương lai. Hôm nay chúng ta sẽ đến một dự án rất ý nghĩa khác với chung mục đích, đó là “Backup Ukraine”. Let’s go!
Trong bối cảnh chiến tranh, không gì có thể chặn đứng được viễn cảnh mọi di tích, tượng, đường phố và tuyệt tác nghệ thuật hàng trăm năm ở Ukraine sẽ bị tan thành tro bụi chỉ trong chớp mắt khi những quả bom rơi xuống. Và nếu đã không thể ngăn chặn được, thì không nên cố gắng, mà hãy dồn sức vào làm việc khác: lưu trữ lại chúng, để chúng không bao giờ bị mất đi trong lòng mọi người. 
 
“Backup Ukraine” là một dự án với ý tưởng thú vị như vậy: xuất phát từ Polycam – một startup về công nghệ số hóa 3D và ứng dụng AR, họ đã hợp tác cùng tổ chức UNESCO để triển khai chương trình. “Backup Ukraine” dùng công nghệ của Polycam và nguồn lực từ mỗi người dân để “số hóa” lại toàn bộ những di tích nghệ thuật của Ukraine, lưu trữ tất cả lại với dạng 3D để sau này con người có thể dựng lại nó trong môi trường metaverse, hoặc xây dựng lại y như nguyên mẫu, giúp cho những tuyệt tác nghệ thuật này lưu truyền mãi mãi.
Để công tác “số hóa” này được thành công, mọi người dân đều cần tham gia. Và để mọi người muốn tham gia, thì việc cần làm phải rất dễ dàng, dễ hiểu và nhanh chóng, để từ em bé đến người lớn tuổi đều có thể làm được. Giải pháp mà Polycam đưa ra không những dễ dàng, mà còn rất “tinh tế”: chỉ cần đưa một chiếc smartphone lên một bức tường, bấm quay video, quay xung quanh bức tượng một vòng, là bạn đã số hóa thành công bức tượng đó. 
 
Nhờ công nghệ của Poly nên quá trình xử lý điểm ảnh, ánh sáng đều cực kỳ nhanh chóng mượt mà, mà không cần người dùng phải dùng công cụ gì phức tạp hay đắt tiền.

Sau khi số hóa, người dùng sẽ bấm để tải dữ liệu lên một kho thư viện chung. Và vì rất nhiều người sẽ cùng quay video và số hóa mô hình một bức tượng nào đó, ở những góc khác nhau, chi tiết khác nhau, môi trường ánh sáng khác nhau, dữ liệu dành cho 1 model bức tượng sẽ rất dồi dào, và công nghệ của Poly sẽ tổng hợp tất cả những video đó lại và càng lúc càng làm cho mô hình 3D được chi tiết, chính xác cao hơn nữa, đến từng chi tiết nhỏ, và càng ngày càng chân thật hơn y hệt bản gốc, như thế này đây (qua công nghệ AR).

Nhờ công nghệ tối tân hiện đại và mà giao diện sử dụng dễ dàng đến thế, app của Polycam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ toàn thể người Ukraine, đã có 2400 lượt tải app hàng tuần và vẫn còn tiếp tục tăng. 22 triệu người dân Ukraine đã và đang hàng ngày quay video các bức tượng và tác phẩm nghệ thuật trên đường phố để “số hóa” và “giữ lại cho mai này” phòng khi nó bị phá hủy. 
 
Với sự vận động từ UNESCO, những tổ chức lớn về nhiếp ảnh như Leica cũng đã tham gia và ủng hộ phong trào này. Đây là một trong những chiến dịch và ý tưởng ứng dụng vừa cả AR, AI, 3D, số hóa, modeling, tối ưu hóa…. rất hiện đại phức tạp nhưng lại có trải nghiệm xài cực kỳ dễ dàng, và nó thực sự làm cho bất kỳ người dân nào cũng tin tưởng vào công nghệ sẽ giúp lưu trữ những bản sắc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử và hướng họ tới tương lai.
Nguồn: Clios

Techhunt’s comment

Với ý tưởng Backup Ukraine từ Polycam, chúng ta thấy rằng những công nghệ như AR, 3D không chỉ để giải trí, tương tác với thương hiệu, mà còn có thể tạo ra những ứng dụng hết sức ý nghĩa và mang giá trị lâu dài như “số hóa lại cả thế giới” và “truyền lại giá trị nghệ thuật cho tương lai” như thế này. Thật tuyệt vời.
Đó là một tuần dành cho các case study từ những thương hiệu có tư duy rất mới lạ, áp dụng công nghệ đơn giản mà hiệu quả để làm trải nghiệm thú vị hơn. Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc^^.
From the team at TechHunt | The Hunter Group

    Author avatar
    Techhunt team

    Post a comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *