Get In Touch
386/21B Le Van Sy, Ward 14, District 3
Ho Chi Minh City,
quan.tram@techhunt.vn
Work Inquiries
quan.tram@techhunt.vn

Công nghệ thực tế ảo (P2) | Tìm hiểu sâu hơn nè

Công nghệ thực tế ảo (P2) | Tìm hiểu sâu hơn nè

*Bài này là phần 2 trong series về Thực tế ảo, đây là link đến các phần khác nè:
Phần 1: Giới thiệu chút chơi
Phần 2: Tìm hiểu sâu hơn nè
Phần 3: Ứng dụng

Một số thuật ngữ trong công nghệ thực tế ảo

Biết thêm thuật ngữ, chém gió mượt hơn

  • Cinematic VR: thực tế ảo dùng hình ảnh trong phim và quay ở chế độ 360 độ. Thể loại này tạo cảm giác như mình đang ở trong rạp phim (cinema) vậy.

 

  • Social VR: nền tảng cho phép người dùng tương tác, tham gia hoạt động với những người dùng khác trong không gian ảo.

 

  • HMD: Head mounted display: chiếc mũ đội để người dùng xem nội dung thực tế ảo.
HMD
  • Eye Tracking: khi đội HMD, trong chiếc mũ có một sensor để theo dõi chuyển động của mắt mình để một là căn chỉnh hình ảnh cho đúng góc, đúng nét, và hai là để theo dõi xem mắt mình đã lia tới đâu, nhờ đó, mình chỉ cần liếc và chớp mắt là đã có thể di chuyển, bấm nút trong không gian ảo rồi.

 

  • Head Tracking: tương tự eye tracking, head tracking dùng để theo dõi chuyển động của đầu, cổ mình và mô phỏng lại trong không gian thực tế ảo, nhờ đó mình có thể xoay đầu nhìn xung quanh.

 

  • Immersion: “say đắm” hay “đắm chìm”, thuật ngữ rất hay để chỉ một loại cảm giác khi mình ở trong không gian thực tế ảo và cảm thấy không gian này quá “thật”, không phân biệt được giữa “thật” và “ảo” nữa. Đỉnh cao này có được nhờ sự kết hợp của không gian chân thực, thiết kế vật lý thật, âm thanh thật… ảnh hưởng đến cả 5 giác quan.

 

  • Presence: sự hiện hữu” hay nhập tâm”, gần giống với cảm giác của immersion, nhưng nếu immersion là về “không gian”, thì presence là về “sự tương tác”. Nhờ sự tương tác rất tự nhiên khi cầm nắm các vật thể, nói chuyện với người khác…mình sẽ cảm thấy mình thật sự “nhập tâm”, thật sự sống trong không gian đó.

 

  • Swayze effect: đối ngược lại với “presence” là cảm giác swayze, khi mình ở trong không gian ảo mà không hề tương tác được với bất cứ thứ gì, không ai thấy mình, giống như mình là một con ma trong thế giới đó vậy.
  • Quantum Story Theory: một giả thuyết về sự phát triển của thực tế ảo,khi công nghệ phát triển vượt bậc hơn nữa, người tạo ra thế giới ảo có thể trao quyền cho người tham gia tương tác tự do, gặp gỡ, tác động, thay đổi câu chuyện đã lập trình sẵn, và tạo ra câu chuyện mới của riêng người tham gia. Quantum Story là khi việc “trải nghiệm câu chuyện” dần trở thành “tạo nên câu chuyện”, khi đó có thể sẽ dẫn tới những tình huống không dự đoán được như “Ready Player One” vậy 😱

 

  • Hotspot: là những điểm có thể tương tác được trong không gian ảo, khi bấm vào sẽ hiện thêm nội dung, hay điều chỉnh nào đó. Thường mình sẽ thấy hotspot phát sáng.

 

  • Interactive narrative (hay còn gọi là “responsive narrative”): là một dạng thực tế ảo kể chuyện nhưng cho phép người tham gia tạo ra những thay đổi đến cốt truyện thông qua những quyết định (tuy nhiên, thay đổi chỉ nằm trong 5–6 storyline lập trình sẵn).

 

  • Locomotion: là thuật ngữ chỉ việc di chuyển trong thế giới ảo trong khi con người thật ở ngoài (đang đeo kính) không di chuyển một xíu nào. Điều này có được nhờ công nghệ cảm biến chuyển động trong kính HMD.

Họ đã làm điều đó như thế nào?

1 — Cơ chế của hệ thống VR

Một hệ thống VR tổng quát bao gồm 3 phần chính: phần mềm, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra.

 

Phần mềm
Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống công nghệ hiện đại nào. Không tính các VR kiểu video 360 độ có được bằng cách quay bằng camera 360 độ như của GoPro, thì ngoài ra tạo ra phần mềm VR cũng khá đơn giản, bao gồm 2 bước:
. Tạo hình (tạo môi trường 3D, giao diện 3D)
. và Mô phỏng (động lực học, vật lý, tương tác, ứng xử của các vật thể trong môi trường 3D).

Vật thể 3D được tạo ra nhờ các phần mềm 3D (AutoCAD, 3D Studio, Unity, VRML, X3D, Maya, Java 3D…) sau đó file 3D được import vào phần mềm khác có khả năng lập trình, mô phỏng các chuyển động.

 

Thiết bị đầu vào
Gồm những thiết bị có khả năng ghi nhận nơi người sử dụng đang nhìn vào hoặc hướng đang chỉ tới, như thiết bị head, eye, motion tracking gắn đầu, găng tay, chuột…

 

Thiết bị đầu ra
Gồm những thiết bị có khả năng kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện hữu trong thế giới ảo, bao gồm:

 

Hiển thị đồ họa (màn hình, HDM, kính Google Cardboard..). Cơ chế của VR là, thường sẽ có 2 thấu kính trong thiết bị, 2 thấu kính này sẽ chiếu 2 hình ảnh hơi khác nhau về góc độ nhau cho mỗi bên mắt, từ đó tạo ra cảm giác 3D.

. Có một điểm quan trọng là: mắt người bình thường có góc nhìn lên tới 120 độ trong một góc nhìn tĩnh (không di chuyển), nên kính càng hiển thị được càng gần con số này càng tạo cảm giác thật, hiển thị ít góc độ hơn sẽ tạo cảm giác lag. Và không cần thiết phải có kính hiển thị 360 độ vì kính sẽ phải xử lý nặng hơn một cách không cần thiết.
. Ví dụ: HTC Vive Oculus Rift có góc 110, Samsung GearVR có góc 96, trong khi Cardboard chỉ có 90 (nên khi xem dễ lag). Nghe đồn Google Daydream có góc tận 120 nên cực kỳ chân thực.

 

Thiết bị âm thanh (loa) để nghe được âm thanh vòm (như Hi-Fi, Surround…)

 

Bộ phản hồi cảm giác (Haptic feedback như găng tay,..) để tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng.

 

Bộ phản hồi xung lực (Force Feedback) để tạo lực tác động như khi đạp xe, đi đường xóc, trượt tuyết, bơi…

 

2 — Cơ chế của hệ thống AR

Apple ARKit

Cơ chế AR thì đơn giản hơn rất nhiều, chỉ đơn giản là việc tạo ra một vật thể 3D và lập trình để chiếu nó lên trong khung cảnh thật, qua một màn hình (điện thoại, máy tính, màn chiếu…). Sau đó, tạo ra một app để chạy được trên điện thoại. Từ điện thoại, nội dung 3D sẽ hiện lên khi bạn chỉ vào một điểm mốc cố định, hoặc đến một địa điểm nhất định trên bản đồ.

Cách tạo ra AR cũng tương tự VR nhưng có phần đơn giản hơn. Gồm 2 phần:
. tạo ra vật thể 3D
. lập trình chuyển động. Riêng về phần lập trình chuyển động, có những nền tảng lập trình khá phổ biến hiện nay mà ngày nào chúng ta cũng có thể thấy, đó là: Apple ARKit, Google ARCore, Facebook AR Studio và Snapchat Lens Studio. Tất cả đều miễn phí, sẵn sàng cho bạn tải về và thử làm một phần mềm AR cơ bản.
. tạo ra cách định vị để AR xuất hiện (đánh dấu marker, theo địa điểm…) và import tất cả vào app

Túm lại

Tuần này mình dã biết về các thuật ngữ chính của thực tế ảo, và cơ chế cực kỳ đơn giản của nó: làm 3D -> lập trình cho 3D chạy trong môi trường thực tế ảo -> chiếu bằng AR hoặc VR trong mobile hoặc kính thực tế ảo.

Phần 3D thì team mình đã ít nhiều biết sơ qua, hy vọng trong thời gian tới team digital và production sẽ có những khóa training và khóa học official để theo đuổi mảng 3D này, và mình sẽ làm thử một số sản phẩm VR, AR nhỏ nhỏ vui vui, nhen!

 

Thêm hai case study thực tế ảo để team mình có thêm động lực nè

 

Và sự kết hợp của AR và projection: 3D Hologram Fan, rất nhiều tiềm năng ứng dụng thực tế hay ho, ví dụ như POSM, display ở siêu thị, hay decor booth của HSBC chẳng hạn 😀

 

 

Đã chưa? Hẹn gặp mọi người ở phần tiếp theo với sự phát triển của thực tế ảo, và thêm nhiều case study, ứng dụng trong ngành marketing quảng cáo nhen!

Thank you all! Bái bai 😚

    Author avatar
    Techhunt team

    Post a comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *