Get In Touch
386/21B Le Van Sy, Ward 14, District 3
Ho Chi Minh City,
quan.tram@techhunt.vn
Work Inquiries
quan.tram@techhunt.vn

Tech Hunt Inspiration #105

Tech Hunt Inspiration #105

Tech Hunt Inspiration #105

Hãy cùng Techhunt cập nhật những case study ứng dụng các công nghệ, phương tiện mới thú vị nhất, mới nhất để bắt kịp với xu hướng, sánh vai cùng các agency năm châu nhé!

Chủ đề của tuần này là những ý tưởng giúp giúp giải quyết vấn đề xã hội trong thời Covid. Let’s go!

newspaper

The Big Issue — Street vendors — Bán báo dạo nay đã lên Linkedin

techhunt

Xem các phim của Anh Quốc, dù là phim xưa hay nay thì hình ảnh các cậu bé bán báo dạo ngoài đường phố London vẫn luôn là một biểu tượng thú vị của nước này, đó là một nghề nghiệp nghiêm túc, là nét văn hóa đặc trưng của Anh. Thế nhưng Covid đến, và không ai ra đường nữa. Ai cũng Work from home, nhưng với những người bán báo dạo ở trên đường thì không thể work from đâu ngoài ở trên đường được. Không ai ở trên đường để mua báo, cần câu cơm của họ bị tước đi và họ không thể làm gì khác, cuộc sống trở nên lao đao, hàng ngàn gia đình gặp khó khăn.

Tạp chí The Big Issue và Linkedin đã kết hợp cùng nhau để “giải cứu” người bán báo dạo, bằng cách “bưng” họ lên thế giới bán hàng online với chiến dịch “Raising Profiles”. Họ tạo tài khoản Linkedin cho mỗi người bán báo, và chỉ cho họ cách thiết lập bản profile thật xịn sò, hình ảnh chuyên nghiệp như một doanh nhân thực thụ (mà họ vốn là doanh nhân mà, họ bán báo), với chức danh rất oách là “Đại lý của The Big Issue”, dù họ chỉ là người bán báo dạo thôi.

Cái tên của The Big Issue tạo nên khác biệt rất lớn, vì nhờ cơ chế gợi ý kết nối thông minh của Linkedin, những người bán báo có thể kết nối với hàng ngàn khách hàng tiềm năng là những doanh nhân, để bán báo cho họ trên môi trường online. Thế nhưng, bán báo ở đây là bán phiên bản digital, gói thuê bao subscription của The Big Issue, thay vì bán tờ báo giấy ngoài đường như trước. Và nhờ vậy, họ có thể kiếm thu nhập bình thường như lúc chưa có Covid.

Hơn thế nữa, mỗi “đại lý” còn nhận được những khóa huấn luyện từ chính Linkedin, để họ học thêm những kỹ năng bán hàng khác trên thế giới digital như cách kết nối, chăm sóc khách hàng ruột, và những kiến thức khác về kinh doanh, để họ có thể kiếm tiền bằng nhiều cách khác, nghề nghiệp khác, giúp đổi đời hoàn toàn.

Chiến dịch đã tạo nên cảm hứng rất lớn cho các doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ lớn về việc thay vì kiếm tiền thật nhiều trong thời dịch bệnh, thì hãy dành thời gian và sức mạnh công nghệ của mình để giúp đỡ xã hội, giúp đỡ những người yếu thế vào lúc họ cần nhất. Big love to Linkedin và The Big Issue ❤️

hand

Lifebuoy Hackwashing — đưa tay đây nào, nhớ rửa tay bạn nhé!

Lại là Lifebuoy và các ý tưởng về vấn đề rửa tay đây.

Ở Ấn Độ, theo thống kê thì có tới 60% dân số chỉ rửa tay bằng nước và không dùng xà phòng. Bình thường, việc này đã khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát tán bệnh tật, thì trong thời Covid thói quen này còn đem lại hệ quả nguy hiểm hơn, cướp đi hàng ngàn sinh mạng.

Và Lifebuoy, như mọi khi sẽ xuất hiện như một người hùng và đưa ra một ý tưởng độc chiêu nào đó, để thuyết phục, thúc đẩy, tạo động lực cho mọi người muốn rửa tay bằng xà phòng. Thế nhưng thời buổi Covid nguy cấp thì hiệu quả quan trọng hơn, Lifebuoy không dụ dỗ ngon ngọt nữa, mà đưa ra một ý tưởng để biến việc rửa tay bằng xà phòng thành một chuyện “tự nhiên” mà không ai chối từ (được), đó là ý tưởng “Hackwashing” (chơi chữ từ Handwashing).

Ở Kumbh Mela — Lễ hội truyền thống Ấn Độ lớn nhất hành tinh hàng năm có gần 150 triệu người tham gia, kéo dài trong suốt 8 tuần, sự hiện diện của tới 4.200 gian hàng, 600 khu ăn uống, và 150.000 toilet dã chiến, và đây là dịp tuyệt vời để Lifebuoy đem ý tưởng của mình vào và giúp đến hàng trăm triệu người rửa tay đúng cách bằng xà phòng.

Thay vì phát các samples chào mời anh chị hãy cầm cái này rửa tay nhé, thì Lifebuoy “hack” để hô biến xà phòng vào thành loại mực để in dấu mộc lên tay mỗi người luôn. Dấu mộc đó khi tiếp xúc với nước sẽ tan trở lại thành xà phòng, và tự nhiên, chỉ cần rửa tay với nước và dấu mộc đó thôi là bạn đã rửa tay với xà phòng luôn rồi, không tốn công đi tìm xà bông, không tốn công chà rửa, sợ rớt xà bông…

Ai muốn đi toilet miễn phí thì phải có dấu mộc đó mới được vào. Vì vậy, 100% số người tham gia lễ hội (ước tính lên đến 150 triệu người) đều hiểu được thông điệp giáo dục nhỏ xíu từ Lifebuoy: hãy luôn rửa tay bằng xà phòng bạn nhé. Và dấu mộc quyền năng đó đã tạo ra sự thay đổi cực lớn trong cách mọi người rửa tay và cách Lifebuoy làm chương trình, tạo ra sự dễ dàng, thoải mái, không cần samples, không tốn chi phí, không xả thêm rác vô nghĩa. Bravo Lifebuoy!

Đó là một tuần dành cho các case study từ những thương hiệu có tư duy rất mới lạ, áp dụng công nghệ đơn giản mà hiệu quả để làm trải nghiệm thú vị hơn. Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc^^.
From the team at TechHunt | The Hunter Group

    Author avatar
    Techhunt team

    Post a comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *