Get In Touch
386/21B Le Van Sy, Ward 14, District 3
Ho Chi Minh City,
quan.tram@techhunt.vn
Work Inquiries
quan.tram@techhunt.vn

Chatpat | KOL nhí gây quỹ cho làng trẻ SOS

Chatpat | KOL nhí gây quỹ cho làng trẻ SOS

Làng trẻ SOS ở các nước là những tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động vì những mục đích cao cả như cứu giúp, cưu mang, nuôi dạy trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi. Ngoài ra, họ còn tự tổ chức những chương trình như dạy học cho trẻ em trong làng, hoặc chương trình giáo dục nâng cao nhận thức, trình độ kiến thức cho những gia đình về cách nuôi dạy con cái, giúp hạn chế khả năng bỏ rơi trẻ em trong tương lai.
 
Làng trẻ SOS ở Ấn Độ hiện đang hỗ trợ tới 45.000 trẻ, với số lượng lớn như vậy và những chương trình chu cấp, chăm sóc, ăn uống, giáo dục liên tiếp, họ cần nguồn kinh phí rất lớn để có thể tồn tại và vận hành mỗi ngày. Để tạo ra nguồn quỹ và kinh phí lâu dài, làng trẻ SOS đã triển khai một ý tưởng gây quỹ cực kỳ thú vị, hãy cùng khám phá dự án có tên “Chatpat” nhé!

Hầu hết các tổ chức phi lợi nhuận như làng trẻ SOS đều phải phụ thuộc về kinh tế rất lớn vào nguồn quỹ quyên góp, đó có thể là những quỹ đầu tư, vốn xã hội, nhưng chiếm phần trăm lớn nhất trong phần quyên góp đó là từ những chương trình CSR (hoạt động xã hội) của các doanh nghiệp, từ những thương hiệu lớn. Nguồn quỹ quyên góp từ doanh nghiệp không chỉ dồi dào, “chịu chi”, mà quan trọng hơn là sự ổn định, vì mỗi doanh nghiệp đều cam kết sẽ đóng góp liên tục trong khoảng thời gian dài.

Mặt khác, mỗi năm doanh nghiệp đều đốt tiền vào mảng marketing và quảng cáo, làm sao để quảng cáo thương hiệu và sản phẩm của mình thú vị hơn, sống động hơn, thu hút nhiều khách hàng biết tới và mua hàng hơn. Và trong quá trình đó các doanh nghiệp đều nỗ lực tìm và thử rất nhiều cách thức mới lạ, thú vị và điên rồ để quảng bá: tài trợ bóng đá, tài trợ eSport, quảng bá với KOL, Tiktok, livestream, metaverse… đủ cả những hình thức mới.

Nắm bắt 2 thực tế và insight đó, ý tưởng của làng trẻ SOS để có thể thu hút nhiều nguồn quỹ kinh phí cho mình chính là: tạo ra một chương trình đáp ứng cả hai vấn đề của doanh nghiệp cùng một lúc: CSR và marketing. Sao cho, mỗi đồng mà doanh nghiệp bỏ ra để góp quỹ từ thiện cho làng trẻ SOS, thì doanh nghiệp cũng sẽ nhận lại những giá trị tương ứng giúp quảng bá thương hiệu của mình.

Cụ thể, ý tưởng Chatpat đã ra đời. Chatpat ở đây không phải là một con “chatbot”, mà là tên của một cậu bé trong làng trẻ SOS – người được chọn để trở thành nhân vật đại diện cho làng (ambassador) và được định vị để trở thành một KOL chính cho chương trình “Chatpat” – với mục tiêu giúp nhiều người biết đến làng trẻ SOS hơn, và thu hút nhiều nguồn quỹ từ thiện hơn.
 
Bước đầu tiên, cậu bé Chatpat 10 tuổi sẽ tạo ra những nội dung video trên mạng xã hội với nội dung chính là câu chuyện thường ngày trong làng trẻ SOS, những tips cuộc sống và những trò chơi tuổi thơ, nhằm đạt được lượng người theo dõi nhất định.
 
Sau khi đã trở nên tương đối nổi tiếng, mục tiêu thực sự của chương trình Chatpat mới bắt đầu. Chiến lược thiên tài và vô cùng sáng tạo ở đây là: Chatpat và các bạn của mình ở làng trẻ SOS sẽ tái hiện lại những mẩu quảng cáo (TVC) kinh điển ở Ấn Độ, và đưa ra một offer cho thương hiệu có TVC được tái hiện đó: “Tụi con đã tái hiện lại TVC này và quảng bá cho thương hiệu của cô chú rồi, nếu cô chú thấy thích TVC-remake này, hãy donate ngược lại cho làng trẻ SOS của tụi con nha!”
Điều “ăn tiền” ở đây, là tất cả những TVC mà Chatpat mà các bạn nhỏ làm ra đều rất dễ thương, sáng tạo với những cú twist, và đặc biệt là do phong cách diễn viên, bối cảnh và cách quay, dựng, kỹ xảo hiệu ứng rất “cây nhà lá vườn” của làng trẻ SOS. 
 
Ví dụ như nếu đó là một diễn viên nữ đang trượt băng trong TVC của socola Cadbury, thì Chatpat sẽ cầm socola Cadbury và nhảy điệu múa của Ấn Độ nhưng theo kiểu nhí nhảnh của trẻ con. Ví dụ hài hước hơn nữa là, Chatpat tái hiện một trong những cảnh kinh điển nhất của ngành quảng cáo là vệt “trắng như Tide” quẹt qua màn hình và quẹt qua áo nhân vật, thì ở đây sẽ chỉ đơn giản là một… miếng vải trắng xoẹt qua.
 
Sự thô sơ, hóm hỉnh, ngây thơ của những TVC mà Chatpat và các bạn nhỏ ở làng SOS đã chiếm trọn trái tim của mạng xã hội, gây bão viral, và quan trọng nhất là những thương hiệu được “remake” lại TVC đã chú ý và đồng ý tham gia cuộc chơi, “reply” lại lời offer của Chatpat và chuyển nguồn quỹ marketing của mình đến để quyên góp cho làng trẻ SOS, vì dù sao đây cũng là những TVC họ được nhận miễn phí mà!
 
Sau vài tháng, Chatpat đã giúp độ nhận biết thương hiệu của cả làng trẻ SOS, và cả các thương hiệu tham gia tăng 150%, lượng vốn quyên góp cho làng tăng tới 62% so với năm ngoái và giữ vững mức tăng này qua các năm. Mức quyên góp mà làng trẻ SOS nhận được đã lên tới $302.000 và tiếp tục tăng. Một kết quả vô cùng kinh ngạc và ấn tượng cho một campaign “cây nhà lá vườn”.

Techhunt’s comment

Có thể hiểu “Chatpat” là một ý tưởng vô cùng thông minh, một mô hình mới để biến việc “đóng góp từ thiện” thành một “chiến lược và chi phí marketing”. Đây là một tư tưởng rất tiến bộ, là win-win cho tất cả các bên, thay vì chỉ đơn giản là kêu gọi quỹ từ thiện như trước giờ của các tổ chức phi lợi nhuận. Và mô hình này cũng giúp các brand có thêm 1 kênh quảng bá rất tiềm năng: thay vì đầu tư làm những chiến dịch markerting, TVC hoành tráng, thì hãy quyên góp làm từ thiện, và tổ chức từ thiện sẽ quảng bá thương hiệu giúp cho bạn.
Đó là một tuần dành cho các case study từ những thương hiệu có tư duy rất mới lạ, áp dụng công nghệ đơn giản mà hiệu quả để làm trải nghiệm thú vị hơn. Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc^^.
From the team at TechHunt | The Hunter Group

    Author avatar
    Techhunt team

    Post a comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *